Những lợi ích sức khỏe của tinh dầu sả chanh có thể bắt nguồn từ nhiều thuộc tính có lợi của tinh dầu này như giảm đau, chống trầm cảm, kháng khuẩn, hạ sốt, sát khuẩn, làm lành vết thương, diệt khuẩn, làm sạch, khử mùi, lợi tiểu, chống sốt rét, diệt nấm, lợi sữa, trừ sâu, an thần và bồi bổ sức khỏe.
Tinh dầu sả chanh được chiết xuất qua quá trình chưng cất hơi nước của sả chanh khô. Sả chanh được biết đến với tên khoa học là Cymbopogon Citratus hay Andropogon Citratus. Các thành phần chính trong tinh dầu sả chanh là Myrcene, Citronellal, Geranyl Acetate, Nerol, Geraniol, Neral, Limonene và Citral.
Giống như tên gọi của nó, sả chanh có mùi giống như chanh, nhưng dịu hơn, ngọt hơn và ít chua hơn. Sả chanh được sử dụng trong rất nhiều đồ uống (bao gồm trà), món tráng miệng và các dạng chế biến khác với vai trò chất tạo hương vị, khi không có chanh tươi hoặc không sử dụng được chanh tươi vì quá gắt.
Tinh dầu sả chanh được sử dụng rộng rãi trong các công thức nấu ăn của Trung Quốc và Thái Lan. Sả chanh phát triển và lan rộng rất nhanh như bất kỳ loại cỏ nào khác và có giá hợp lý trên thị trường, làm cho sả chanh trở thành một mặt hàng có lợi nhuận và phổ biến ở các thị trường thực phẩm hữu cơ và thị trường chủ đạo.
Hơn nữa, sả chanh cũng có nhiều đặc tính dược liệu. Thông tin đầy đủ về các lợi ích về sức khoẻ của sả chanh được giải thích dưới đây.
Lợi ích Sức khỏe của Tinh dầu Sả chanh
1. Giảm đau
Thuốc giảm đau là thuốc giúp giảm các cơn đau và tình trạng viêm. Tinh dầu sả chanh giúp giảm đau ở các cơ và khớp, cũng như đau răng và nhức đầu do nhiễm virus như ho, cảm lạnh, cúm, sốt và nhiều loại bệnh khác. Tinh dầu sả chanh cũng giúp chữa các cơn đau toàn thân thông thường do tập luyện và vận động mạnh.
2. Thuốc chống trầm cảm
Tinh dầu sả chanh giúp tăng cường sự tự tin, hy vọng và sức mạnh tinh thần, nâng cao tinh thần và chống trầm cảm. Điều này có thể rất hữu ích để xua đi trạng thái trầm cảm do thất bại trong sự nghiệp, cuộc sống cá nhân, mất an ninh, cô đơn, trì trệ, tang sự trong gia đình và nhiều lý do khác. Tinh dầu sả chanh cũng giúp giảm lo lắng. Là thuốc chống trầm cảm, sả chanh có thể được dùng một cách có hệ thống cho những bệnh nhân trầm cảm cấp tính đang hồi phục sau cú sốc cấp tính. Về cơ bản, bạn có thể dùng sả chanh cùng với trà và hãy thư giãn.
3. Chất chống vi sinh vật và kháng khuẩn
Sả chanh có đặc tính kháng khuẩn nên có thể ức chế sự phát triển của vi sinh vật và vi khuẩn cả trong và ngoài cơ thể. Tinh dầu này cũng được biết là có hiệu quả trong việc ức chế sự nhiễm khuẩn ở đại tràng, dạ dày, đường tiết niệu, vết thương, hệ hô hấp và các hệ thống cơ quan khác. Đồng thời giúp điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn hoặc vi sinh vật như thương hàn, ngộ độc thực phẩm, bệnh về da, mùi cơ thể và sốt rét (do nguyên sinh động vật).
4. Hạ sốt
Chất hạ sốt là một chất giúp giảm các cơn sốt rất cao. Điều này khá giống với thuốc hạ nhiệt tuy nhiên chất này cũng có hiệu quả đối với các cơn sốt rất cao. Tinh dầu này có thể làm hạ sốt khi con sốt bắt đầu đạt đến mức nguy hiểm. Thuộc tính này của sả chanh đã được biết đến và sử dụng rộng rãi. Do đó, sả chanh thường được dùng trong trà vì mục đích này.
5. Chất sát khuẩn
Tính sát khuẩn của tinh dầu sả chanh có tác dụng tốt đối với các vết thương bên ngoài và bên trong cũng như là một thành phần của kem chống nhiễm khuẩn. Tính sát khuẩn của tinh dầu này giúp hạn chế vết thương bên trong và bên ngoài đồng thời giúp vết thương không bị nhiễm trùng.
6. Chất cầm máu
Chất làm lành vết thương giúp ngăn chặn sự xuất huyết bằng cách làm co mạch máu lại. Nếu ai đó đang chảy máu rất nhiều, bạn cần sử dụng một chất cầm máu nhằm làm tăng tốc độ đông máu và ngăn chảy máu để cứu họ. Thực tế sả chanh cũng là một chất cầm máu hữu ích theo cách khác.
Tinh dầu này còn thúc đẩy sự co nướu răng, nang tóc, cơ, da và các mạch máu, do đó ngăn ngừa nới lỏng và rụng răng, hói đầu và làm giảm lưu lượng máu qua các mạch máu. Một trong những tính chất này có thể cứu sống nạn nhân , vì vậy sả chanh là một chất cầm máu hữu hiệu.
7. Chướng bụng
Tinh dầu sả chanh có thể giải quyết hiệu quả những rắc rối có thể xảy ra với chứng đầy hơi. Tinh dầu này không chỉ giúp loại bỏ khí thừa từ ruột, mà còn ngăn chặn hình thành thêm khí. Hơn nữa, tinh dầu sả chanh còn giúp đưa khí dư thừa đi xuống một đoạn an toàn bằng cách giãn các cơ trong vùng bụng.
8. Chất khử mùi
Tinh dầu sả chanh tốt hơn rất nhiều so với các chất khử mùi tổng hợp – chi phí cao, ảnh hưởng nặng nề lên môi trường và không có tác dụng lâu dài. Ngoài ra, những loại chất khử mùi này đôi khi có thể gây kích ứng trên da và có thể làm trầm trọng thêm các dị ứng nhất định. Tinh dầu sả chanh có thể là một sự lựa chọn tốt hơn chất khử mùi bởi vì tinh dầu sả chanh không gây ra các vấn đề vừa kể trên. Ở dạng pha loãng, tinh dầu sả chanh là một chất khử mùi hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Điều quan trọng vì đây là thảo dược, nên không gây hại cho cơ thể hoặc môi trường.
9. Chất lợi tiểu
Tinh dầu sả chanh có tác dụng lợi tiểu, cả về tần suất lẫn số lượng. Điều này nghe có vẻ không quan trọng nhưng rất có lợi cho sức khoẻ. Khi một người đi tiểu, chất béo thoát ra ngoài cơ thể, bởi vì 4% lượng nước tiểu là chất béo. Rõ ràng, bạn càng đi tiểu nhiều, bạn càng mất nhiều chất béo. Đi tiểu cũng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và ức chế sự hình thành khí thừa. Qúa trình này giúp loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể và làm giảm hiện tượng phù. Đóng góp quan trọng nhất của việc đi tiểu là loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, chưa kể đến khả năng làm giảm huyết áp. Đó là lý do mà hầu hết các loại dược phẩm làm giảm huyết áp thường lợi tiểu. Đi tiểu còn giúp thanh lọc thận.
10. Chất hạ sốt
Tinh dầu sả chanh giúp giảm sốt bằng cách chống lại nhiễm trùng gây ra sốt, cũng như tăng tiết mồ hôi giúp thải độc.
11. Chất diệt nấm
Tinh dầu chanh sả có đặc tính chống nấm tốt và có thể được sử dụng để chữa các bệnh nhiễm nấm, cả ngoài da lẫn bên trong cơ thể.
12. Chất lợi sữa
Chất lợi sữa là chất hoặc tác nhân làm tăng sự hình thành sữa trong vú. Những chất này cũng làm tăng chất lượng của cùng một loại sữa. Tác dụng này rất hữu ích cho những bà mẹ đang cho con bú và trẻ sơ sinh. Tinh dầu sả chanh là một chất lợi sữa. Ngoài việc giúp tăng lượng sữa, tinh dầu sả chanh còn giúp trẻ sơ sinh theo các khác. Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng, do đó các đặc tính chống vi trùng và kháng khuẩn của tinh dầu sả chanh cũng hấp thụ trong sữa và do đó gián tiếp giúp trẻ tránh được các bệnh nhiễm khuẩn.
13. Chất diệt côn trùng
Sả chanh được dùng khá phổ biến như một chất chống côn trùng do đặc tính diệt côn trùng của nó. Tinh dầu sả chanh giúp diệt và xua côn trùng, nhưng đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về các loại côn trùng mà tinh dầu sả chanh có thể tác động tới, nên vẫn không chắc rằng tinh dầu này có thể diệt và xua gián!
14. Chất bồi bổ thần kinh
Tinh dầu sả chanh đóng vai trò như một chất bồi bổ thần kinh và hệ thần kinh nói chung. Tinh dầu này giúp điều trị nhiều rối loạn thần kinh như run tay hay tứ chi, lo lắng, chóng mặt, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và co giật, chậm chạp và thiếu phản xạ. Tinh dầu sả chanh còn tăng cường và kích thích thần kinh khắp cơ thể.
15. Thuốc an thần
Tác dụng như một thuốc an thần có lẽ là một trong những đặc tính dược học quan trọng và được đánh giá cao nhất của tinh dầu sả chanh. Tinh dầu sả chanh có tác dụng an thần, làm dịu tâm trí, chữa viêm, ngứa da, làm giảm căng thẳng và lo lắng. Đặc tính này này cũng có thể hỗ trợ những bệnh nhân mắc chứng mất ngủ.
16. Chất bồi bổ
Chất bồi bổ là một chất tăng cường sức khỏe. Tinh dầu sả chanh là một loại thuốc bổ có ý nghĩa rất rõ ràng. Tinh dầu này hổ trợ các hệ thống hoạt động trong cơ thể như hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ bài tiết và tạo điều kiện cho sự hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể, do đó cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
17. Những lợi ích khác
Tinh dầu sả chanh giúp chữa bệnh sần da cam, nhiễm nấm và các vấn đề về tiêu hóa, đồng thời giảm tiết mồ hôi.
Một vài lời cảnh báo: Tinh dầu sả chanh có thể gây kích ứng da và tạo ra các loại kích ứng khác. Do đó cần tránh dùng tinh dầu sả chanh khi mang thai, và tránh xa mắt.
Pha trộn: Tinh dầu sả chanh có thể kết hợp tuyệt hảo với tinh dầu húng tây, tuyết tùng, mùi tây, phong lữ, lài, oải hương, oải hương Pháp và tràm trà.
Cách làm tinh dầu sả chanh?
Có thể sản xuất được tinh dầu sả chanh tương đối dễ dàng thông qua quy trình chưng cất hơi tiêu chuẩn. Mặc dù bạn có thể mua các nguyên liệu sẵn có, nhưng đơn giản hơn, bạn có thể làm tinh dầu sả chanh bằng cách lấy hai củ sả và nghiền nhỏ hoặc giã bằng cối và chày. Tinh dầu sẽ được giải phóng và bạn có thể thu tinh dầu vào bình chứa. Hãy đặt các củ sả chanh ngập trong dầu và chờ ít nhất 2 ngày để phát huy tối đa hoạt lực của tinh dầu trong đó.
Tinh dầu sả chanh dùng để làm gì?
Tinh dầu sả chanh đã được khắp thế giới ưa chuộng do tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, lợi tiểu, tác dụng tốt lên tá tràng và thần kinh. Tinh dầu sả chanh có thể giúp giảm đau, hưng phấn tinh thần, bảo vệ sự toàn vẹn của hệ miễn dịch, mau lành vết thương, ngăn chặn chảy máu quá nhiều, ngăn mùi cơ thể, giải độc cơ thể và kích thích tiết sữa cho phụ nữ cho con bú. Tinh dầu sả chanh cũng có thể ảnh hưởng đến lượng hoocmon và hạ sốt.
Làm thế nào để sử dụng tinh dầu sả chanh?
Có một vài cách khác nhau để sử dụng tinh dầu sả chanh, bao gồm dùng bên ngoài và dùng bên trong cơ thể. Bạn có thể uống tinh dầu sả chanh pha loãng để kháng viêm và kích thích hoocmôn. Tinh dầu này cũng thường được sử dụng như một chất phụ gia trong trà và đồ uống với vai trò hương liệu. Cuối cùng, bạn có thể thoa tinh dầu sả chanh lên da, đặc biệt là trong trường hợp mụn trứng cá hoặc bị các kích ứng da khác.
Mua tinh dầu sả chanh ở đâu?
Bạn có thể tiếp cận và mua tinh dầu sả chanh từ những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tự nhiên nhỏ nhất tới các Trung tâm thương mại Big C trên toàn quốc.