Cách phân biệt Sả Java và Sả Chanh – đặc điểm riêng, tác dụng của từng loại

Sả là gia vị trong nhiều món ăn Việt, giúp món ăn thêm hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sả có khoảng 50 loài khác nhau, trong đó có 2 loại được trồng phổ biến nhất là Sả Chanh và Sả Java. Vậy làm sao để phân biệt hai loại sả này? Cùng Tinh dầu thiên nhiên khalifa tìm hiểu cách phân biệt Sả Java và Sả Chanh qua bài viết sau đây.

Hướng dẫn cách phân biệt Sả Java và Sả Chanh

Sả Java – Citronella

Sả Java là cây thân thảo sống lâu năm.

  • Tên tiếng Việt khác: sả đỏ, sả xòe.
  • Tên khoa học là Cymbopogon winterianus
  • Nguồn gốc: bắt nguồn từ đảo Java ở Indonesia.
  • Nơi trồng nhiều: Việt Nam, Ấn Độ, Madagascar, Thái Lan, Trung Quốc,…

Đặc điểm phân biệt:

  • Sả Java mọc thành bụi, thân mọc thẳng có thể cao đến 2m.
  • Lá sả Java thuôn dài có mép lá nhám, màu xanh và khi trưởng thành rũ xuống 2/3 phiến lá.
  • Cây có đốt ngắn, được bao bọc bởi các bẹ lá quấn chặt lấy nhau.
  • Gốc thân màu hồng tím hay đỏ tím.
  • Rễ cây phát triển khỏe, ăn sâu vào lòng đất 20-25cm.
  • Chồi con mọc lên từ nách lá, tạo thành cây con được gọi là tép, nhiều tép tạo thành bụi sả.
  • Chùy hoa gồm nhiều chùm mọc thẳng đứng.

Sả Java được trồng để làm gia vị và chủ yếu để chiết xuất tinh dầu có thành phần là: Citronellal, Citronellol và Geraniol. Tinh dầu sả Java – Citronella có mùi thơm cay, được sử dụng trong xà phòng, chất chống côn trùng (muỗi), thuốc xịt côn trùng,… và các chất khử trùng trong gia đình. Hàng năm, mỗi ha sả Java có thể chiết xuất được 100 lít tinh dầu nguyên chất.

Sả Chanh – Lemongrass

Sả chanh là loài thực vật nhiệt đới.

  • Tên danh pháp hai phần: Cymbopogon flexuosus.
  • Nguồn gốc: bắt nguồn từ Ấn Độ.
  • Trồng nhiều ở Việt Nam: tại miền Đông Nam Bộ, tây Nguyên và một số nông trường ở miền Bắc.

Đặc điểm phân biệt

  • Sả chanh là cây bụi sống lâu năm, thân cao từ 1m – 1,5m
  • Phiến lá hẹp dài tới 1m, mép lá nhám, có bẹ lá cuốn chặt vào nhau.
  • Thân rễ trắng hay hơi tím.
  • Bẹ lá không có lông và có sọc dọc.
  • Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ và không có cuống.
  • Cây sả chanh được nhân giống bằng cách trồng từ tép sả tách từ cây mẹ sau 1-2 năm.

Sả chanh được trồng làm cây gia vị phổ biến trong ẩm thực, dùng làm thảo dược,…. và chiết xuất tinh dầu nguyên chất có giá trị kinh tế cao hơn so với sả Java. Tinh dầu sả chanh Lemongrass có mùi hương chanh tươi mát hòa quyện với hương sả và thành phần là Citral bao gồm geranial và neral.

Trong hai loại Sả Java và Sả Chanh thì tinh dầu Sả Chanh – Lemongrass được yêu thích hơn. Bởi vì mùi hương tươi mát hòa quyện giữa chanh và sả, có giá trị kinh tế cao hơn và nhiều dược tính trị liệu tốt cho sức khỏe khác.

Đặc điểm riêng phân biệt Sả Java và Sả Chanh:

Sả Java: thân sả có màu hồng tím, ít được dùng làm gia vị, thường được dùng để sản xuất tinh dầu. Tinh dầu sả Java có mùi sả cay nồng và được dùng để sát trùng, đuổi muỗi,…

Sả Chanh Lemongrass: thân sả có màu xanh hơi trắng, được dùng nhiều để làm gia vị cho bữa ăn hàng ngày và sản xuất tinh dầu. Tinh dầu sả chanh có mùi thơm chanh hòa quyện với sả rất dễ chịu được dùng để thư giãn trong spa, nhà hàng, đuổi muỗi,… và nhiều công dụng khác.

 

Mong rằng bài viết cách phân biệt Sả Java và Sả Chanh sẽ giúp bạn phân biệt được hai loại sả phổ biến này. Qua bài viết cũng mong bạn chọn được loại sả phù hợp với nhu cầu của bản thân và tránh việc bị mua nhầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *